Archive

Archive for the ‘Management Tips’ Category

Khi nào nên đưa nhân viên tham gia vào việc đưa ra quyết định

6 October, 2009 Leave a comment

Short Link: http://wp.me/p89sd-4Y

Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết quyết đoán và có khả năng đưa ra quyết định một cách động lập. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng cần phải biết lắng nghe những ý kiến đóng ghóp từ nhân viên của mình.

Vậy tóm lại thì lúc nào nên quyết định một mình, lúc nào nên cho nhân viên tham gia vào việc quyết định.

Hãy dựa vào 3 yếu tố (theo thứ tự quan trọng giảm dần):

  1. Thời gian: nếu bạn có đủ thời gian để cho nhiều người cùng tham gia phân tích và ra quyết định, tại sao không?  Nếu không có thời gian thì bạn đành phải thực hiện một mình vậy.
  2. Trình độ chuyên môn: Những người tham gia quyết định cần có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực đang cần quyết định. Nếu không, sẽ có quá nhiều ý kiến một cách không cần thiết.
  3. Sự liên quan: tuân theo nguyên tắc là cố gắng kéo tất cả những người có liên quan vào, nếu bạn đã thõa mãn được 2 tiêu chí trên.

(Bài viết được copy từ Minh Trí  Training Center)

Theo Theo Havard Business School

(Bài viết được copy từ Minh Trí  Training Center)

Để có những câu trả lời thật khi phỏng vấn

5 October, 2009 Leave a comment

Short Link: http://wp.me/p89sd-4T

Các nhà tuyển dụng luôn ước ao về cách phỏng vấn thế nào để khai thác được các câu trả lời chân thực. Hãy áp dụng 3 điều sau để thu được những thông tin thực từ ứng viên:

1.Giúp ứng viên cảm thấy thoải mái:

Trừ khi bạn muốn test khả năng đối phó sự căng thẳng của ứng viên, hãy giúp họ thoải mái trong buổi phỏng vấn. Hãy hãy đối xử cởi mở và hỏi họ những câu hỏi cho thấy bạn quan tâm đến cá nhân của họ. Đồng thời, hãytỏ ra cho họ thấy rằng bạn xem những khuyết điểm của họ là bình thường, vì con người ai cũng có khuyết điểm.

Khi ứng viên tỏ ra thoải mái, họ sẽ nói nhiều hơn, nhiệt tình hơn và chân thực hơn.

2. Hỏi những câu hỏi chung chung, đừng bao giờ hỏi những câu hỏi cụ thể.

Nếu bạn muốn kiểm tra xem ứng viên có tính sáng tạo hay không, hãy tránh những câu hỏi trực tiếp như “bạn đánh giá khả năng sáng tạo của mình như thế nào”.

Hãy hỏi về những công việc cũ, hỏi về sở thích hoặc
các họat động hàng ngày. Nếu ứng viên có những đặc điểm nào, họ sẽ tự động nói ra, và bạn sẽ thấy đó là thông tin chính xác.

Khi được gợi ý, ứng viên có thể nghĩ ra những kịch bản hoàn hảo nhất để quyến rũ bạn. Còn khi gặp những câu hỏi chung chung, họ sẽ chỉ nói về những điều thực sự đã trải qua với họ.

Bạn sẽ hơi thất vọng khi đa số ứng viên sẽ không nói về điều mà bạn muốn nghe, nhưng thà như vậy còn hơn phải nghe những câu chuyện không có thật.

3. Hỏi đi hỏi lại nhiều lần.

Mội nội dung có thể được hỏi làm nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau. Vd như về nội dung “nguyên nhân nghỉ công việc trước”, có đến 99% ứng viên sẽ sử dụng nguyên nhân là “gia đình” nếu bạn hỏi trực tiếp ngay từ đầu. Thay vì vậy, hãy hỏi thành nhiều câu hỏi rải rác khắp buổi phỏng vấn theo thứ tự như sau:

  • Theo bạn nguyên nhân vì sao một người lại nghỉ việc
  • Bạn cảm thấy thế nào đối với công việc trước đây
  • Bạn có thấy công việc trước đây phù hợp với mình hay không

Theo Theo Havard Business School

(Bài viết được copy từ Minh Trí  Training Center)

4 bước để không mất thời gian vô ích vào meeting

29 September, 2009 Leave a comment

Short Link: http://wp.me/p89sd-4c

Rất nhiều buổi meeting diễn ra một cách mất thời gian vô ích. Sau đây là 4 cách giúp bạn có được một buổi meeting hiệu quả:

1. Chuẩn bị:

  • Có nhiều người đến meeting mà không chuẩn bị, và điều này làm mất thời gian của người đó và toàn bộ những người tham gia.
  • Hãy chuẩn bị trước tài liệu, thực hiện chúng một cách cô đọng, và gửi cho mọi người trước khi meeting.
  • Và có mặt đúng giờ.

2.Suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.

  • Đa số các buổi meeting đều mất thời gian đi ra ngoài lề nội dung chính.
  • Trước khi bạn nói, hãy tự hỏi mình xem nội dung đó có liên quan đối nội dung chính đang thảo luận hay không?

3. Trao đổi thông tin theo 2 chiều:

  • Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến. Nếu bạn tổ chức meeting chỉ là để thông báo một sự kiện, hãy email mọi người,  hoặc gửi thông báo, thay vì meeting.

4. Tập trung lắng nghe:

  • Đừng nhắn tin hay chơi game với điện thoại của mình trong buổi meeting.
  • Nếu buổi meeting đó không đáng để bạn tham dự, tốt hơn là nên rời khỏi buổi meeting đó.

Theo Theo Havard Business School

(Bài viết được copy từ Minh Trí  Training Center)